Thứ Hai, 12 tháng 6, 2017

Nguyễn Thị Tâm 55 năm thì thầm với sen +

Nguyễn Thị Tâm 55 năm thì thầm với sen

Triển lãm cá nhân của họa sĩ Nguyễn Thị Tâm kỷ niệm 75 năm tuổi đời và đánh dấu 55 năm nữ họa sĩ sống cùng dòng tranh lụa.
Cuộc triển lãm mang chủ đề "Thì thầm với sen" trưng bày 40 bức tranh lụa và sơn dầu cùng một số ký họa được nữ họa sĩ vẽ dọc đường đất nước và cả ở nước ngoài. Trong đó tác giả đặc biệt nhấn mạnh vào hình tượng hoa sen.
Tác phẩm "Hái sen hồng", tranh lụa 70 x 120 cm
Sen là chủ đề mà họa sĩ Nguyễn Thị Tâm đã vẽ từ rất lâu và yêu thích như một cứu cánh trong cuộc sống của riêng mình. Với nữ họa sĩ tuổi thất thập, ngoài hương thơm nồng nàn quyến rũ, lan tỏa theo gió, sen còn là lời thì thầm nhắn nhủ, lắng dịu của tâm hồn bên cạnh sự nhọc nhằn của cuộc sống thường nhật.
"Sen thường mọc trong bùn nhơ nơi đầm lầy nước đọng, gốc rễ cắm sâu vào lòng đất, thẩm thấu tinh hoa của đất trời, nhận về những giọt mưa, giọt nắng, giọt sương và từ đó hoa sen được sinh ra. Ngắm hoa ta thấy được những chuỗi ngày tích lũy sự sống, một quá khứ đã qua. Nhìn đài sen ta nhận ra hình hài của sen, của sự tích tụ hạt sen trong tương lai, một mầm sống mới, một sự tái sinh được tiếp diễn", nữ họa sĩ chia sẻ.
Những bức vẽ sen của Nguyễn Thị Tâm hiện lên quá khứ, hiện tại và tương lai - một sự tiếp nối không ngừng nghỉ. Ngắm sen trong tranh lụa Nguyễn Thị Tâm - đã thành thương hiệu không chỉ trong nước, người xem như được nhìn thấy chính mình, cảm được hương sen thoang thoảng và một trời thanh thản.
"Một góc quê nhà", tranh sơn dầu 150 x 250 cm
Nhạc sĩ Miên Đức Thắng nhận định về tranh lụa Nguyễn Thị Tâm: "Người ta nói âm nhạc cao nhất là âm nhạc không có lời, chỉ cần âm thanh. Tôi có thể nói thêm: Hội họa cao nhất là hội họa không cần phát biểu những chữ nghĩa dưới tranh. Ngắm những bức tranh người ta đã thấy vô số chữ nghĩa trong đó. Bức tranh là một thứ ngôn ngữ thầm lặng và điều này cũng nói lên được rằng tài nghệ của họa sĩ Nguyễn Thị Tâm đã tạo nên những họa phẩm đầy ngôn ngữ trong không ngôn ngữ".
Thiếu nữ Việt Nam
Bên ao sen trắng
Bến lau sậy
Đêm Đồng Tháp
Thì thầm với sen
Bên chùa Một Cột
Nhặt hoa rơi
Tiện ngộ

Họa sĩ Nguyễn Thị Tâm sinh ở Mỹ Tho trong một gia đình công chức trung lưu. Lên 5 tuổi bà chuyển về Sài Gòn, năm 1958 tốt nghiệp khoa sơn dầu trường Cao đẳng mỹ thuật Sài Gòn Gia Định, năm 1959 đỗ thủ khoa khóa sư phạm hội họa của trường Cao đẳng mỹ thuật.

75 tuổi đời, 55 tuổi nghề, họa sĩ Nguyễn Thị Tâm đã có hơn 20 triển lãm tranh lụa tại các địa phương trong nước như TP.HCM, Hà Nội, Huế, Hội An... và tại nhiều quốc gia khác như Pháp, Mỹ, Đức, Bỉ, Thụy Sĩ, Thái Lan, Lào, Singapore, Trung Quốc...
Long Hà

Họa sĩ Sài thành kể chuyện 'múa cọ' trên cơ thể thiếu nữ

Họa sĩ Sài thành kể chuyện 'múa cọ' trên cơ thể thiếu nữ

Hơn trăm lần thực hành vẽ trên cơ thể mình nhưng đến khi chạm bút vào da thịt người khác, anh vẫn run rẩy.
Vẽ tranh trên chất liệu da người
Quệt vệt mực cuối cùng vào bức họa lớn trên da thịt cô gái xinh đẹp, anh thở hơi dài, ngắm nghía một lượt rồi bước ra ngoài đầy vui vẻ. 7 năm trong nghề, trăm lần như một, anh đều mang gương mặt mãn nguyện ấy mỗi khi vẽ xong một bức tranh trên chất liệu da người.
Hoa si Sai thanh ke chuyen 'mua co' tren co the thieu nu - Anh 1
Body painting- loại hình nghệ thuật ít gây đau đớn mà vẫn phong cách
Dù body painting chưa phổ biến tại Việt Nam, số người thật sự gắn bó với công việc này rất ít nhưng anh Huỳnh Thanh Trung (TP.HCM) vẫn quyết tâm theo đuổi nó.
7 năm trước, vì niềm đam mê đặc biệt với màu sắc, hình khối, hoa văn… bị thu hút bởi từng chi tiết nhỏ trên mọi đồ vật, anh quyết định bỏ công việc đang “ăn nên làm ra” để theo nghề vẽ. Chỉ có điều, chất liệu anh chọn để vẽ rất đặc biệt, không phải giấy, vải… mà là cơ thể người.
Mỗi nét vẽ anh đều tự mày mò học hỏi. Từng nhiều lần thực hành vẽ vời trên chính cơ thể mình nhưng đến khi thực sự chạm bút vào da thịt người khác, anh vẫn run rẩy.
“Ấy là khi tôi mở ảnh viện. Nhiều cô gái muốn chụp ảnh gợi cảm, lưu giữ nét đẹp xuân thì nhưng lại luôn yêu cầu phải gợi cảm mà không gợi dục. Tôi liền đề nghị họ vẽ body painting, tôi chính là người vẽ và cũng là người chụp luôn”, anh kể.
Với một thầy giáo dạy make-up lành nghề, việc tiếp xúc với mẫu nữ không còn e ngại, dè dặt. Thế nhưng, khi đứng trước một cô gái “trần như nhộng”, không chỉ ngắm mà còn phải quan sát thật kỹ tỷ lệ cơ thể, từng nốt ruồi, vết sẹo ở những điểm nhạy cảm nhất, họa sĩ Sài thành vẫn toát mồ hôi.
Hoa si Sai thanh ke chuyen 'mua co' tren co the thieu nu - Anh 2
Họa sĩ Sài thành cần 4 đến 6 tiếng để hoàn thành một tác phẩm
Lần đầu phóng bút trên đường cong cơ thể thanh nữ, anh không tránh khỏi cảm giác hồi hộp và lo lắng, nét vẽ cũng vì thế có chút ngập ngừng, không được mượt và gọn như hiện tại.
"Cái khó của body painting là vẽ trên đường cong cơ thể và mặt phẳng không đều nhau. Mỗi cơ thể có độ nhạy cảm khác nhau, khi cọ vẽ tiếp xúc với da sẽ có những phản xạ ở những trạng thái khác nhau.
Bởi vậy, người vẽ phải thực hiện thao tác chuẩn xác, nhanh gọn, ít sai sót và phải linh hoạt điều tiết từng nét cọ khi vẽ trên da người"
-Huỳnh Thanh Trung-
Thế nhưng, sau 7 năm làm nghề, thực hiện hàng trăm bức họa trên cơ thể thiếu nữ, anh đã tôi luyện được đôi tay, ánh mắt một cách điêu luyện. Mối quan tâm hàng đầu của anh không phải là cơ thể mẫu mà là tấm da nõn nà của họ, nơi anh sẽ thực hiện những tác phẩm để đời.
Mẫu ở trần trước mặt nhưng không chút cảm xúc
Một họa sĩ body painting “lão làng” từng nói, làm nghề này cần có cái tâm, mà tâm phải tịnh, phải vượt qua được bản năng của người đàn ông trước cơ thể ngọc ngà của thiếu nữ. Nhưng với anh Trung, việc “cầm lòng” trước một cơ thể đẹp không khó khăn và to tát đến vậy.
Suốt 7 năm liền làm nghề, từng ngắm “no mắt” vẻ đẹp xuân thì của các cô gái nhưng anh Trung chưa bao giờ bị cám dỗ bởi nó. Những ý tưởng về bức tranh sắp thực hiện đã choán hết tâm trí anh.
Hoa si Sai thanh ke chuyen 'mua co' tren co the thieu nu - Anh 3
Mỗi lần vẽ, anh đều có cảm giác tươi mới
Vẽ body painting khó lắm, cơ thể không giống bất cứ chất liệu nào, nó luôn động nên cần có sự tương tác qua lại giữa nội dung với mẫu… Khi vẽ, họa sĩ phải tập trung vào các họa tiết, màu sắc và chăm chút từng nét vẽ. Đầu chứa từng đó thứ rồi, còn chỗ nào cho ý nghĩ kia nữa?”, anh nói.
Anh thường bắt đầu một tác phẩm bằng việc trang điểm, làm tóc cho mẫu. Lúc này, anh thường tranh thủ nói chuyện với họ để xóa đi sự dè dặt, ngại ngùng.
Cho đến khi các cô gái trút bỏ lớp áo cuối cùng, giữa họ chỉ còn một điểm chung duy nhất là cảm hứng về bức họa.
Họ xem tôi như một người anh trai. Chúng tôi nói về bức họa, về cuộc sống và khi tác phẩm hoàn thành, được nhìn ngắm nó, chúng tôi đều có chung một niềm xúc động”, anh chia sẻ.
Hoa si Sai thanh ke chuyen 'mua co' tren co the thieu nu - Anh 4
Mỗi tác phẩm body painting đều là một thử thách khó nhằn
Họa sĩ Sài thành cần từ 4 đến 6 giờ để hoàn thành một tác phẩm, phụ thuộc vào chủ đề đơn giản hay phức tạp. Trong khoảng thời gian ấy, anh luôn tạo cho mình phong thái làm việc thoải mái, còn bản năng của một người đàn ông anh luôn để nó… tự nhiên.
Bởi theo anh, khi làm việc một cách nghiêm túc thì người họa sĩ sẽ biết giới hạn mình được chạm đến và không bao giờ bước qua.
Cái đẹp là vô chừng
7 liền gắn bó với nghề nhưng mỗi lần vẽ trên chất liệu da người, anh đều có cảm xúc tươi mới. Anh Trung đặc biệt thích vẽ tranh phong cảnh, vẽ các họa tiết và hoa văn cách điệu từ thiên nhiên.
Với anh, ý tưởng trong cuộc sống để chuyển thành một tác phẩm body painting là vô bờ bến nên anh chẳng bao giờ có “cơ hội” chán nghề.
Điểm thú vị của nghệ thuật này là khả năng biến một người thành một nhân vật khác, đặt vào một bối cảnh khác mà trong cuộc sống họ không có được. Nhiều cô gái nói với tôi, họ tìm thấy chính mình trong tác phẩm và đó là lúc họ cảm thấy mình thật nhất”, anh Trung nói.
Hoa si Sai thanh ke chuyen 'mua co' tren co the thieu nu - Anh 5
Anh Trung luôn có cảm giác tươi mới khi thực hiện một tác phẩm mới
Người ta nói, một bức họa trên da người phải có sự hài hòa từ kiểu tóc, cách trang điểm cho đến bố cục ảnh… nhưng với anh Trung, không có tiêu chuẩn nào cho cái đẹp.
7 năm qua, anh chỉ vẽ theo sở thích và cố gắng khiến cho mỗi nét vẽ thật mềm mại, gọn gàng và khi hoàn thành, tác phẩm có thể truyền tải được một điều gì đó mà người mẫu mong muốn. Còn vẻ đẹp thì “xin dành cho công chúng thưởng lãm”.

* NHẤN XEM >>> NHIỀU TIN TẠI ĐÂY

***

Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2017

Muôn sắc hoa đào trong tranh của họa sĩ Còm

Muôn sắc hoa đào trong tranh của họa sĩ Còm

  (langnghenhiepanhlaixa.com )


Muôn sắc hoa đào trong tranh của họa sĩ CòmHọa sĩ Còm tên thật là Nguyễn Hữu Khoa. Anh sinh ra ở làng Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội. Anh tốt nghiệp khoa điêu khắc  
  
Họa sĩ Còm tên thật là Nguyễn Hữu Khoa. Anh sinh ra ở làng Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội. Anh tốt nghiệp khoa điêu khắc Đại học Mỹ thuật Việt Nam nhưng lại tự nghiên cứu hội họa và bắt đầu sáng tác năm 2008. 
Muôn sắc hoa đào trong tranh của họa sĩ Còm  
Họa sĩ Còm đã tổ chức một số triển lãm hí họa chân dung các văn nghệ sĩ và người nổi tiếng. Nhưng trong vài năm gần đây, anh tập trung vẽ hoa đào. 
Muôn sắc hoa đào trong tranh của họa sĩ Còm  
Bản thân từng là người trồng đào nên anh cho rằng bản thân hiểu loài cây này một cách sâu sắc.
Muôn sắc hoa đào trong tranh của họa sĩ Còm  
Anh tin rằng giữa mình và hoa đào có một cái duyên và anh sinh ra là để vẽ đào Tây Hồ.
Muôn sắc hoa đào trong tranh của họa sĩ Còm"   
Họa sĩ Còm nói: "Mỗi cây đào có hàng trăm, hàng ngàn bông hoa và nếu nhìn thoáng qua, chúng ta sẽ tưởng chúng đều giống nhau. Nhưng khi nhìn kỹ tôi nhận ra mỗi bông hoa có một dáng vẻ, sắc thái, đặc điểm riêng".
Muôn sắc hoa đào trong tranh của họa sĩ Còm  
Hoa đào trong mỗi bức tranh của họa sĩ Còm đều mang dáng dấp, sắc thái riêng. 
Muôn sắc hoa đào trong tranh của họa sĩ Còm

  
Họa sĩ sử dụng nhiều nguyên liệu khác nhau như sơn dầu, acrylic, bột màu... để sáng tạo bộ sưu tập tranh "Đào xuân".



Muôn sắc hoa đào trong tranh của họa sĩ Còm  
Muôn sắc hoa đào trong tranh của họa sĩ Còm  
Muôn sắc hoa đào trong tranh của họa sĩ Còm  
Muôn sắc hoa đào trong tranh của họa sĩ Còm  
Muôn sắc hoa đào trong tranh của họa sĩ Còm  
Gà trống và hoa đào trong tác phẩm mừng xuân Đinh Dậu của họa sĩ Còm. 
Vĩ Thanh

Sức hút khó cưỡng từ các tác phẩm của họa sĩ Vladimir Volegov

Sức hút khó cưỡng từ các tác phẩm của họa sĩ Vladimir Volegov

  ( syaart.com )
Vladimir Volegov là một họa sĩ tài ba đến từ Nga. Các tác phẩm của ông mang lại cho người xem những cảm giác vừa hư vừa thực, lãng mạn và đầy mơ mộng


















Sinh ra ở Khabarovsk, Nga, Vladimir bắt đầu vẽ từ lúc lên ba và tài năng của ông được bộc lộ rõ nét trong suốt thời niên thiếu. Sau khi tốt nghiệp trường nghệ thuật Krivoj Rog và gia nhập quân ngũ, Vladimir được nhận vào làm việc tại Viện in ấn The Lvov của Liên bang Xô Viết.

Vào năm 1984, Vladimir tham gia và giành giải quán quân cuộc thi thiết kế poster nghệ thuật quốc tế. Sau đó, ông chuyển đến Moscow vào năm 1988 và hành nghề tự do. Các nhà xuất bản tiếng tăm tại Nga đều muốn tìm đến ông để thiết kế các poster hay CD hoặc vỏ băng cát-xét cho các nhóm nhạc. Trong quá trình hợp tác với các nhà xuất bản, ông vẫn duy trì hoạt động vẽ tranh nghệ thuật và liên tục mang tranh đi triển lãm khắp nơi.

Đến năm 1990, Vladimir bắt đầu đến châu Âu và tại đây, ông kiếm tiền bằng cách bán các bức chân dung tự họa trên những con phố ở Barcelona, Berlin, Vienna... Chính nhờ đó đã giúp ông nâng cao được kỹ năng khắc họa chân dung con người. Qua khoảng thời gian 14 năm, nghệ thuật của ông đã phát triển lên một tầm cao mới, nổi bật và gây ấn tượng sâu sắc hơn. Bảng phối màu sống động và rõ nét của Vladimir giúp khơi gợi cho các tác phẩm trở nên giàu cảm xúc hơn, đôi khi ám ảnh người xem suốt một khoảng thời gian dài.

Vào tháng 2 năm 2004, Vladimir kí hợp đồng dài hạn với công ty xuất bản nổi tiếng của Mỹ Soho Editions.

Nguồn tin :designs.vn

Tìm kiếm Blog này