97 tuổi vẫn vẽ tốt
( saigongiaitri.neT )
Đó là trường hợp của họa sĩ lão thành Huỳnh Văn Thuận. Năm nay ông đã 97 tuổi nhưng vẫn vẽ tốt và mới tham gia Triển lãm Mỹ thuật chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân VN tại Hội Mỹ thuật TP.HCM.
Trong số 58 tác phẩm của 28 tác giả thuộc CLB mỹ thuật Cựu chiến binh và Kháng chiến tham gia triển lãm lần này, tác phẩm gây được sự chú ý nhiều nhất chính là Kéo bừa thay trâu, tranh khắc của họa sĩ Huỳnh Văn Thuận. Tác phẩm này được chú ý bởi không chỉ đẹp mà còn có một xuất xứ rất đặc biệt. Bức tranh này được họa sĩ Huỳnh Văn Thuận ấp ủ và phác thảo từ năm 1954, tức 62 năm trước, đến năm nay 2016 mới hoàn thành khi ông đã 97 tuổi.
Đây có thể là bức tranh kỷ lục về thời gian thực hiện kể từ khi phác thảo đến lúc hoàn thành là 62 năm. Kéo bừa thay trâumiêu tả cảnh quân và dân ta cùng nhau kéo bừa thay cho trâu trong những năm kháng chiến đầy gian khổ và thiếu thốn.
Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận cũng là người cuối cùng của thế hệ họa sĩ xuất thân từ Trường mỹ thuật Đông Dương còn sống vui, sống khỏe tại miền Nam. Ông cũng là họa sĩ cao tuổi nhất của CLB mỹ thuật CCB & Kháng chiến. CLB này hiện nay có 95 thành viên (CCB có 67 họa sĩ và Kháng chiến có 28 họa sĩ). Trong đó có 13 họa sĩ trên 80 tuổi, 27 họa sĩ trên 70 tuổi và 32 họa sĩ trên 60 tuổi, còn lại là dưới 60 tuổi.
Họa sĩ Đào Xuân Thảo phát biểu trong lễ khai mạc triển lãm
Chủ tịch và phó chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM chụp kỷ niệm với các họa sĩ lão thành
Dù đa số là các họa sĩ lớn tuổi nhưng theo nhận xét của họa sĩ Đào Xuân Thảo (phó chủ nhiệm CLB mỹ thuật CCB & KC) thì tuy tuổi hơi già nhưng tác phẩm lại rất trẻ, tuy sức hơi yếu nhưng tác phẩm lại rất khỏe. Triển lãm lần này được đánh giá là phong phú về chất liệu (sơn mài, sơn dầu, đá, chì, màu nước, sơn khắc, khắc gỗ, khắc cao su, tổng hợp, lụa, acrylic, tượng composit, phù điêu...) và đa dạng về phong cách cũng như đề tài.
Tác phẩm ghép đá Chân dung Bác Hồ của họa sĩ Lê Thị Kim Bạch
Tác phẩm Chân dung Võ Nguyễn Giáp, bút điện của Nguyễn Xuân Đông
Dân quân giữ biển, tran sơn dầu của Nguyễn Thanh Minh
Tranh sơn mài Đóng quân trong núi của họa sĩ Quách Phong
Về ở nhà dân, tranh sơn dầu của Phạm Thanh Tâm
Phù điêu composit Lính nghe đàn của tác giả Phùng Chý Thu
Nỗi đau Gạc Ma, tranh khắc gỗ của Ngyễn Phú Hậu
Cô gái H'mông, tranh sơn mài của Nguyễn Quang Vinh
Nắng cao nguyên, tranh sơn dầu của Lê Hoa
Mùa thu hoạch, tranh sơn dầu của họa sĩ Đào Xuân Thảo
Chân dung thiếu nữ, tranh lụa của Nguyễn Đăng Khoát
Bầu sữa mẹ, tượng composit của họa sĩ Lệ Thủy
Căn cứ Ba Thu, 1 trong 4 tác phẩm mà phu nhân của cố họa sĩ Huỳnh Phương Đông đem đến tham gia triển lãm. Cũng triển lãm này năm ngoái, sau hôm khai mạc họa sĩ Huỳnh Phương Đông đã ra đi để lại cho đời hơn 20.000 tác phẩm
Triển lãm cũng là tấm lòng của các họa sĩ thể hiện tinh thần "Nghệ sĩ là chiến sĩ" qua nội dung tác phẩm đã chuyển tải được tâm tư, tình cảm và những trãi nghiệm trong cuộc sống chiến đấu và xây dựng, tạo nên nhiều cảm xúc đưa vào tác phẩm bên cạnh những sáng tác về cuộc sống dung dị đời thường của một "công dân nghệ sĩ".
Triển lãm mở cửa từ ngày 13 đến 22/12/2016, tại Hội mỹ thuật TP.HCM (218A Pasteur, Q.3).
HỒNG SƠN
Đây có thể là bức tranh kỷ lục về thời gian thực hiện kể từ khi phác thảo đến lúc hoàn thành là 62 năm. Kéo bừa thay trâumiêu tả cảnh quân và dân ta cùng nhau kéo bừa thay cho trâu trong những năm kháng chiến đầy gian khổ và thiếu thốn.
Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận cũng là người cuối cùng của thế hệ họa sĩ xuất thân từ Trường mỹ thuật Đông Dương còn sống vui, sống khỏe tại miền Nam. Ông cũng là họa sĩ cao tuổi nhất của CLB mỹ thuật CCB & Kháng chiến. CLB này hiện nay có 95 thành viên (CCB có 67 họa sĩ và Kháng chiến có 28 họa sĩ). Trong đó có 13 họa sĩ trên 80 tuổi, 27 họa sĩ trên 70 tuổi và 32 họa sĩ trên 60 tuổi, còn lại là dưới 60 tuổi.
Họa sĩ Đào Xuân Thảo phát biểu trong lễ khai mạc triển lãm
Chủ tịch và phó chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM chụp kỷ niệm với các họa sĩ lão thành
Dù đa số là các họa sĩ lớn tuổi nhưng theo nhận xét của họa sĩ Đào Xuân Thảo (phó chủ nhiệm CLB mỹ thuật CCB & KC) thì tuy tuổi hơi già nhưng tác phẩm lại rất trẻ, tuy sức hơi yếu nhưng tác phẩm lại rất khỏe. Triển lãm lần này được đánh giá là phong phú về chất liệu (sơn mài, sơn dầu, đá, chì, màu nước, sơn khắc, khắc gỗ, khắc cao su, tổng hợp, lụa, acrylic, tượng composit, phù điêu...) và đa dạng về phong cách cũng như đề tài.
Tác phẩm ghép đá Chân dung Bác Hồ của họa sĩ Lê Thị Kim Bạch
Tác phẩm Chân dung Võ Nguyễn Giáp, bút điện của Nguyễn Xuân Đông
Dân quân giữ biển, tran sơn dầu của Nguyễn Thanh Minh
Tranh sơn mài Đóng quân trong núi của họa sĩ Quách Phong
Về ở nhà dân, tranh sơn dầu của Phạm Thanh Tâm
Phù điêu composit Lính nghe đàn của tác giả Phùng Chý Thu
Nỗi đau Gạc Ma, tranh khắc gỗ của Ngyễn Phú Hậu
Cô gái H'mông, tranh sơn mài của Nguyễn Quang Vinh
Nắng cao nguyên, tranh sơn dầu của Lê Hoa
Mùa thu hoạch, tranh sơn dầu của họa sĩ Đào Xuân Thảo
Chân dung thiếu nữ, tranh lụa của Nguyễn Đăng Khoát
Bầu sữa mẹ, tượng composit của họa sĩ Lệ Thủy
Căn cứ Ba Thu, 1 trong 4 tác phẩm mà phu nhân của cố họa sĩ Huỳnh Phương Đông đem đến tham gia triển lãm. Cũng triển lãm này năm ngoái, sau hôm khai mạc họa sĩ Huỳnh Phương Đông đã ra đi để lại cho đời hơn 20.000 tác phẩm
Triển lãm cũng là tấm lòng của các họa sĩ thể hiện tinh thần "Nghệ sĩ là chiến sĩ" qua nội dung tác phẩm đã chuyển tải được tâm tư, tình cảm và những trãi nghiệm trong cuộc sống chiến đấu và xây dựng, tạo nên nhiều cảm xúc đưa vào tác phẩm bên cạnh những sáng tác về cuộc sống dung dị đời thường của một "công dân nghệ sĩ".
Triển lãm mở cửa từ ngày 13 đến 22/12/2016, tại Hội mỹ thuật TP.HCM (218A Pasteur, Q.3).
HỒNG SƠN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét